Top 10 nhà vật lý học nổi tiếng nhất thế giới

Albert Einstein (1879 – 1955)

Albert Einstein là một thiên tài, nhà vật lý lý thuyết người Đức gốc Do Thái. Năm 1921 ông được trao tặng Giải Nobel Vật lý. Einstein đã công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Những phát minh nổi bật của ông gồm: thuyết tương đối, lý thuyết lượng tử, cơ sở của vũ trụ học, định luật quang điện.

Ứng dụng thực tế:
  • Nghiên cứu sản xuất điện hạt nhân.
  • Khám phá vũ trụ.
  • Chế tạo máy móc phục vụ nhu cầu con người.
Albert Einstein (1879 – 1955)


Niels Bohr (1885 – 1962)

Niels Bohr là nhà vật lý học người Đan Mạch gốc Do Thái. Năm 1922, ông nhận Giải Nobel vật lý với những đóng góp nền tảng về lý thuyết cấu trúc nguyên tử, phân hạch hạt nhân và phản ứng hạt nhân. Ngoài ra ông còn tìm hiểu về cơ học lượng tử.  

Ứng dụng thực tế:
  • Nghiên cứu sản xuất điện hạt nhân.
  • Ứng dụng trong lĩnh vực y học, kinh tế,...
Niels Bohr (1885 – 1962)


Stephen Hawking (Sinh năm 1942)

Stephen Hawking là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh. Năm 21 tuổi, người ta chẩn đoán ông mắc bệnh thần kinh vận động và chỉ sống thêm được 2 năm. Tuy nhiên, nghị lực phi thường của ông đã giúp ông chiến thắng bệnh tật cho đến ngày hôm nay. Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking). Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. 

Ứng dụng thực tế: Giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu và hiểu rõ về vũ trụ hơn.
Stephen Hawking (Sinh năm 1942)


Isaac Newton (1642 – 1727)

Isaac Newton là nhà khoa học vĩ đại, ông là nhà vật lý học, nhà thiên văn, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và là nhà giả kim thuật người Anh. Công trình khoa học nổi tiếng thuộc lĩnh vực vật lý của ông gồm: Lý thuyết cơ học cổ điển: mô tả về vạn vật hấp dẫn, 3 định luật chuyển động và đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng; Quang học cổ điển: khám phá ra sự  tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng đi qua lăng kính phân chia thành nhiều màu sắc khác nhau.

Ứng dụng thực tế:
  • Giải thích nhiều hiện tượng liên quan đến luật hấp dẫn.
  • Du hành không gian và phát triển tên lửa.
  • Giúp các nhà khoa học hiểu được mọi chuyển động của vật chất trong vũ trụ từ chuyển động của các hạt electron cho tới chuyển động xoắn ốc của cả thiên hà.
Isaac Newton (1642 – 1727)


Nikola Tesla (1856 – 1943)

Nikola Tesla là nhà vật lý, nhà phát minh, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông đã có đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh và các công trình lý thuyết của ông đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ xoay chiều.

Ứng dụng thực tế: Phát minh ra xe điện, tàu điện, đèn điện, máy xay,...
Nikola Tesla (1856 – 1943)


Galileo Galilei (1564 – 1642)

Galileo Galilei là nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà toán học, và triết học người Ý. Ông được gọi là "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học hiện đại". Nghiên cứu nổi bật của ông về lĩnh vực vật lý đó là công trình lý thuyết và thực nghiệm về chuyển động của các thiên thể, miêu tả phương pháp thực nghiệm để đo vận tốc ánh sáng và đưa ra nguyên tắc căn bản của tương đối. 

Ứng dụng thực tế:
  • Khám phá và hiểu biết về sự chuyển động của các vật chất trong vũ trụ.
  • Cung cấp nền tảng căn bản cho các định luật về chuyển động của Newton và là trung tâm của thuyết tương đối của Einstein.
Galileo Galilei (1564 – 1642)


Marie Curie (1867 – 1934)

Marie Curie là nhà vật lý, nhà hóa học người Ba Lan - Pháp. Bà là người đầu tiên nhận hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau đó là vật lý và hóa học. Năm 1903, bà được nhận  giải Nobel vật lý cùng với chồng là ông Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ.

Ứng dụng thực tế:
  • Mã hóa dữ liệu và thông tin.
  • Phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao: Kiểm tra không phá hủy, Hệ điều khiển hạt nhân, Chiếu xạ công nghiệp và Kỹ thuật đánh dấu.
Marie Curie (1867 – 1934)


Richard Feynman (1918 – 1988)

Richard Feynman là nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái, năm 1965, ông đã nhận giải thưởng Nobel danh giá về vật lý bởi Feynman đã tìm ra một phương pháp mới rất hiệu quả trong việc nhận thức cơ học lượng tử. 

Ứng dụng thực tế:
  •  Giải thích tính siêu chảy của helium lỏng.
  • Xây dựng lý thuyết siêu dẫn.
Richard Feynman (1918 – 1988)


Ernest Rutherford (1871 – 1937)

Ernest Rutherford là nhà vật lý người New Zealand. Ông được coi là "cha đẻ của vật lý hạt nhân". Năm 1908, ông được nhận giải Nobel hóa học nhờ phát hiện của mình và làm sáng tỏ hiện tượng tán xạ Rutherford trong thí nghiệm với lá vàng.
Ernest Rutherford (1871 – 1937)


Michael Faraday (1791 – 1867)

Michael Faraday là nhà vật lý, nhà hóa học người Anh, có đóng góp trong lĩnh vực điện từ học và điện hóa học. Faraday đã thành lập khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, khám phá cảm ứng điện từ, định luật cảm ứng Faraday, hằng số Faraday. 

Ứng dụng thực tế: Đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện và điện được sử dụng trong ngành công nghệ.
Michael Faraday (1791 – 1867)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TOP 10 SAO VIỆT KHỐN KHỔ SAU PHẪU THUẬT THẨM MỸ

Top 10 nữ diễn viên JAV được tìm kiếm nhiều nhất